Chạm

Share

Chạm có thể hiểu là đụng nhẹ:Chạm vào người bên cạnh,chạm có thể hiểu là Gặp một cách đột nhiên, bất ngờ:chạm địch, chạm măt hay chạm khắc nhưng chạm không chỉ có vậy, chạm còn tinh tế hơn rất nhiều…chạm tay vào nỗi nhớ, va chạm giữa hai nền văn hóa….

Chạm (tiếng Anh: Touch) là một bộ phim độc lập tư nhân của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Đức Minh. Phim nói về anh thợ sửa xe mong cứu vãn cuộc hôn nhân có nguy cơ tan vỡ và cô gái làm móng tay người Việt sống tại Mỹ. Câu chuyện trong phim là sự pha trộn giữa các yếu tố văn hóa có phần đối nghịch, một bên là truyền thống Việt Nam, bên còn lại là sức ảnh hưởng của môi trường phương Tây tới những người Việt ly hương. Bộ phim lôi cuốn người xem bởi tính gần gũi, dễ đồng cảm chứ không hề kén chọn khán giả như những phim có tính hàn lâm… Đôi tay Brendan lúc nào cũng nhớp nhúa vết dầu mỡ và anh muốn Tâm rửa sạch cho anh, bởi anh nghĩ đó là một nguyên nhân khiến cho cuộc hôn nhân 8 năm của anh trở nên nguội lạnh và có nguy cơ tan vỡ. Không chỉ làm sạch đôi tay, Tâm còn đưa ra những lời khuyên để anh hàn gắn tình cảm với người vợ ngày ngày chỉ biết đến công việc. Những lần va chạm đôi tay trong cửa hàng nails đã trở thành cảm hứng đưa họ bước vào một mối quan hệ kỳ lạ… Tác phẩm đã gây được tiếng vang tại một số Liên hoan phim quốc tế ở Mỹ. Touch giành giải Kịch bản xuất sắc, Nữ diễn viên chính xuất sắcQuay phim đẹp nhất tại Liên hoan phim Boston (Mỹ) và giải Phim đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Santa Rosa (Mỹ) cũng như giải Phim truyện được yêu thích nhất tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế (ViFF) lần thứ 5 vào năm 2011.

Chạm mà không chạm, đến mà không bao giờ đến, chạm vô cùng tinh tế. Một trường hợp khác trong bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến tháng mười của đạo diễn Đặng Nhật Minh, bộ phim đã giành giải đặc biệt liên hoan phim Matxcova. Top tác phẩm điện ảnh suất sắc nhất châu Á của CNN. Nhân vật nữ chính là một cô gái tên Duyên do nghệ sĩ Lê Vân thủ vai chờ người yêu đi chiến đấu trở về. Chàng trai nói bao giờ tới tháng mười anh sẽ trở về nhưng tháng mười đến mà anh chẳng chở về bởi người chiến sĩ ấy đã ra đi mãi mãi để trong lòng cô gái một nỗi mong chờ tháng mười khắc khoải trong tim nỗi nhớ thương chạm đến tận cùng cảm xúc tâm hồn.

`Bao giờ cho đến tháng 10` vào top phim hay nhất

Tôi lại nhớ đến những câu thơ trong bài thơ Đợi anh về một trong những bài thơ tình hay nhất mọi thời đại của Ximonop:

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi.

…………………….

Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.

Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.

”Chạm” tưởng như rất hữu hình nhưng lại có thể vô hình. ”chạm”không chỉ là ”chạm” mà ” chạm”sâu thẳm tâm can, dày vò, day dứt,khao khát yêu thương đến tận cùng cũng chỉ gói gọn trong ”chạm” mà thôi.

”Chạm” không chỉ hiện hữu trong cuộc sống ngày nay mà từ lâu chạm đã đi sâu trong tâm hồn người Việt được hun đúc bởi những ý tứ đầy tinh tế, nhân văn trong ca dao, tục ngữ:

Ước gì ăn ở một nhà, ra vào đụng chạm kẻo mà nhớ thương.

Chưa quen đi lại cho quen tuy rằng cửa đóng mà then không cài.

”Cửa đóng mà then không cài” là một hình thức cao hơn của ”ra vào đụng chạm”, một ẩn ý đầy tinh tế và rất rất Việt Nam tùy đồng ý mà không thể hiện bằng lời, là tình trong như đã mặt ngoài con e…bởi người con gái Việt Nam tuy không vồ vập bề ngoài nhưng ẩn trong sự e ấp,thẹn thùng đó là cả một bầu trời yêu thương.

Kết quả hình ảnh cho phim chạm

Có thể nói ”chạm” qua văn hóa của người Việt đã nâng tầm lên hình tượng văn học, cảm hứng cho các tác phẩm điện ảnh, âm nhạc: Chạm tay vào nỗi nhớ, chạm vào em…và tương lai sẽ còn những ”chạm” nào nữa chúng ta hãy chờ xem.

Tác giả:  Huy Hoang

 

 

 

 

 

 

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *